Chi Phí Pháp Lý Xây Dựng Và Những Điều Cần Biết Chi phí pháp lý xây dựng là vấn đề tối quan trọng đầu tiên mà gia chủ cần quan tâm. Chuẩn bị tốt khâu pháp lý, quá trình xây dựng sẽ trở nên dễ dàng hơn.Trong bài viết này, Đất Thủ sẽ giải đáp những thắc mắc của anh chị về chi phí pháp lý xây dựng.
NHẬN NGAY TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
Pháp lý xây nhà 2024
Giúp anh chị chủ động cập nhật những thay đổi quan trọng, làm chủ tình hình pháp lý của ngôi nhà tương lai.
Thủ tục pháp lý xây dựng và những điều gia chủ cần biết
Chi phí pháp lý xây dựng sẽ bao gồm chi phí của các thủ tục pháp lý khác nhau. Hiểu rõ các khái niệm giúp anh chị nắm được tổng quan những thủ tục mình cần phải chi trả trong quá trình thực hiện pháp lý xây dựng.
Giấy phép xây dựng
“Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.” – Theo Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014. Giấy phép xây dựng cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình,…theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.
Để hiểu rõ hơn quy trình xin giấy phép xây dựng tại Bình Dương, mời anh chị tham khảo tại Đây
Tuy nhiên, trước đó anh chị nên lưu ý chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cơ bản như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
- 2 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Cắm mốc xây dựng
Thực hiện cắm mốc xây dựng để xác định rõ phần đất được phép xây dựng.
Các mốc giới cần cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
- Mốc tim đường có ký hiệu là TĐ. Đây là mốc xác định toạ độ, cao độ vị trí các giao điểm và các điểm chuyển hướng của tim đường.
- Mốc chỉ giới đường đỏ có kí hiệu là CGĐ. Đây là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng có ký hiệu là RG. Đây là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo, di tích lịch sử, văn hoá và các khu vực cần bảo vệ khác.
Xin cấp sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng) là một văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ sở hữu. Đây được xem là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với bất động sản của mình.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Xin cấp điện, nước
Trước khi thi công, chủ nhà cần kí hợp đồng cấp điện, nước với cơ quan có thẩm quyền. Điều này giúp anh chị đảm bảo có đủ tài nguyên điện, nước phục vụ xây dựng và sinh hoạt sau này.
Nếu mục đích xây dựng công trình là để kinh doanh, có thể tiêu thụ nhiều điện năng thì gia chủ cần chú ý thoả thuận với công ty liên quan về vấn đề này. Ví dụ có thể yêu cầu họ lắp đặt Aptomat cao hơn (Aptomat nhà dân dụng là loại 40A).
Xin lắp đặt hệ thống nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…Việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định là yêu cầu chung đối với các hộ gia đình khi xây dựng nhà.
Song, khi lắp đặt hệ hố ga, rãnh thoát nước thải, gia chủ cần đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây thiệt hại, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xin cấp số nhà
Số nhà là thông tin quan trọng giúp:
- Xác định chính xác địa điểm. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại, giao dịch dân sự, và các giao dịch khác.
- Góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị và điểm dân cư nông thôn.
- Quản lý nhà đất, thông tin liên lạc, hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy. Quản lý dân cư theo quy định pháp luật.
Dự trù chi phí pháp lý xây dựng
Giấy phép xây dựng
Chi phí cố định để xin giấy phép xây dựng bao gồm lệ phí và chi phí 02 bộ bản vẽ thiết kế. Tại Bình Dương, chi phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là 50.000 VND/giấy phép. Chi phí này sẽ được thanh toán ở khâu cuối cùng khi gia chủ nhận giấy phép xây dựng. Và hiện tại, một bộ bản vẽ thiết kế đầy đủ theo đúng quy định của Luật xây dựng sẽ dao động từ 3.000.000 VND đến 10.000.000 VND hoặc hơn, tuỳ theo quy mô và diện tích.
Trên thực tế, chi phí xin phép xây dựng có khả năng phát sinh nhiều hơn. Chưa kể đến việc hao tổn thời gian, công sức của gia chủ khi phải điều chỉnh và nộp lại nhiều lần theo yêu cầu của cơ quan pháp lý.
Cắm mốc xây dựng
Kinh phí cho công tác lập hồ sơ cắm mốc xây dựng theo quy hoạch và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa sẽ thay đổi tùy vào các trường hợp cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BXD.
Xin cấp sở hữu nhà ở
Các loại phí anh chị cần nộp:
- Lệ phí trước bạ. Số tiền phải nộp là 0,5% tính theo bảng giá tính lệ phí trước bạ. Do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại địa phương.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mức thu tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương. Tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới. 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
- Thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2%. Tỉ lệ này được tính trên giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Xin cấp điện – nước
Các khoản chi phí xin cấp điện bao gồm:
- Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ (trừ aptomat, cầu chì phía sau aptomat hoặc cầu chì bảo vệ công tơ).
- Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.
Chi phí lắp công tơ nước mới bao gồm:
- Cụm đồng hồ đo nước đối với trường hợp khách hàng lắp đặt mới.
- Khách hàng tách hộ sẽ do đơn vị cấp nước chịu chi phí. Trường hợp này áp dụng đối với các khách hàng nằm trong phạm vi cấp nước của công ty. Hoặc khu vực dự án đã đầu tư toàn bộ tuyến ống phân phối và dịch vụ.
Xin lắp đặt hệ thống nước thải
Tùy theo trường hợp cụ thể, chi phí xin lắp đặt hệ thống nước thải có thể thay đổi.
Xin cấp số nhà
Mức thu lệ phí cấp biển số nhà thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Nếu cấp mới thì không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà.
- Nếu cấp lại thì không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà.
Nắm rõ chi phí pháp lý xây dựng đem lại lợi ích gì?
Xây dựng nhà là một dự án lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trong đó, chi phí pháp lý xây dựng là một khoản chi phí không thể bỏ qua. Việc nắm rõ chi phí pháp lý xây dựng đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, cụ thể như sau:
Đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ
Chi phí pháp lý xây dựng bao gồm các khoản phí liên quan đến việc xin cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế, nghiệm thu công trình,… Việc nắm rõ các khoản phí này sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc chuẩn bị tài chính, tránh trường hợp thiếu hụt kinh phí trong quá trình thi công. Ngoài ra, việc nắm rõ các quy định pháp lý về xây dựng cũng giúp chủ đầu tư tránh những sai sót, vi phạm, dẫn đến việc bị đình chỉ thi công hoặc xử phạt hành chính.
Đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ đầu tư
Pháp luật xây dựng quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình xây dựng. Việc nắm rõ các quy định này sẽ giúp chủ đầu tư bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các bên liên quan, bao gồm nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước,…
Đảm bảo việc thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch và các quy định của pháp luật
Chi phí pháp lý xây dựng được sử dụng để chi trả cho các hoạt động quản lý xây dựng, bao gồm việc thẩm định thiết kế, kiểm tra, giám sát thi công,… Việc thực hiện các hoạt động này sẽ giúp đảm bảo công trình được xây dựng đúng quy hoạch, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ dựa trên các quy định pháp lý xây dựng để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Việc nắm rõ các quy định này sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, tránh bị xử phạt hành chính.
Lập hồ sơ hoàn công, đăng ký sở hữu, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật
Sau khi công trình được xây dựng xong, chủ đầu tư cần lập hồ sơ hoàn công, đăng ký sở hữu, sử dụng công trình. Việc nắm rõ các quy định pháp lý về hoàn công, đăng ký sở hữu, sử dụng công trình sẽ giúp chủ đầu tư thực hiện các thủ tục này nhanh chóng, thuận lợi.
Việc xin giấy phép xây dựng Bình Dương thường mất thời gian, công sức. Ngoài ra còn khó tránh khỏi những phát sinh liên quan. Với mật độ công việc dày đặc, chủ đầu tư sẽ không thể bao quát hết các giai đoạn. Vì vậy, hiện nay đa số các chủ đầu tư chọn cách khoán cho các đơn vị thi công. Các đơn vị sẽ tự thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho gia chủ.
Liên Kết Tiện Ích
[Tổng: 0]
Chi phí pháp lý xây dựng là vấn đề tối quan trọng đầu tiên mà gia chủ cần quan tâm. Chuẩn bị tốt khâu pháp lý, quá trình xây dựng sẽ trở nên dễ dàng hơn.Trong bài viết này, Đất Thủ sẽ giải đáp những thắc mắc của anh chị về chi phí pháp lý xây dựng.
NHẬN NGAY TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
Pháp lý xây nhà 2024
Giúp anh chị chủ động cập nhật những thay đổi quan trọng, làm chủ tình hình pháp lý của ngôi nhà tương lai.
Thủ tục pháp lý xây dựng và những điều gia chủ cần biết
Chi phí pháp lý xây dựng sẽ bao gồm chi phí của các thủ tục pháp lý khác nhau. Hiểu rõ các khái niệm giúp anh chị nắm được tổng quan những thủ tục mình cần phải chi trả trong quá trình thực hiện pháp lý xây dựng.
Giấy phép xây dựng
“Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.” – Theo Khoản 17 Điều 3 Luật xây dựng 2014. Giấy phép xây dựng cho phép cá nhân, tổ chức được xây dựng nhà cửa, công trình,…theo nguyện vọng trong phạm vi nội dung được cấp phép.
Để hiểu rõ hơn quy trình xin giấy phép xây dựng tại Bình Dương, mời anh chị tham khảo tại Đây
Tuy nhiên, trước đó anh chị nên lưu ý chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ cơ bản như sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng.
- Bản sao công chứng giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất.
- 2 bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật đã phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Cắm mốc xây dựng
Thực hiện cắm mốc xây dựng để xác định rõ phần đất được phép xây dựng.
Các mốc giới cần cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
- Mốc tim đường có ký hiệu là TĐ. Đây là mốc xác định toạ độ, cao độ vị trí các giao điểm và các điểm chuyển hướng của tim đường.
- Mốc chỉ giới đường đỏ có kí hiệu là CGĐ. Đây là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng có ký hiệu là RG. Đây là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng, khu bảo tồn, tôn tạo, di tích lịch sử, văn hoá và các khu vực cần bảo vệ khác.
Xin cấp sở hữu nhà ở
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng) là một văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ sở hữu. Đây được xem là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với bất động sản của mình.
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là cơ sở pháp lý để chủ sở hữu nhà thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà ở đó theo quy định của pháp luật.
Xin cấp điện, nước
Trước khi thi công, chủ nhà cần kí hợp đồng cấp điện, nước với cơ quan có thẩm quyền. Điều này giúp anh chị đảm bảo có đủ tài nguyên điện, nước phục vụ xây dựng và sinh hoạt sau này.
Nếu mục đích xây dựng công trình là để kinh doanh, có thể tiêu thụ nhiều điện năng thì gia chủ cần chú ý thoả thuận với công ty liên quan về vấn đề này. Ví dụ có thể yêu cầu họ lắp đặt Aptomat cao hơn (Aptomat nhà dân dụng là loại 40A).
Xin lắp đặt hệ thống nước thải
Nước thải sinh hoạt là nước thải ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân…Việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo quy định là yêu cầu chung đối với các hộ gia đình khi xây dựng nhà.
Song, khi lắp đặt hệ hố ga, rãnh thoát nước thải, gia chủ cần đảm bảo vệ sinh môi trường và không gây thiệt hại, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Xin cấp số nhà
Số nhà là thông tin quan trọng giúp:
- Xác định chính xác địa điểm. Tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện quyền yêu cầu giao tiếp, tiếp nhận các thông tin, thư tín, liên lạc, giao dịch thương mại, giao dịch dân sự, và các giao dịch khác.
- Góp phần chỉnh trang diện mạo đô thị và điểm dân cư nông thôn.
- Quản lý nhà đất, thông tin liên lạc, hành chính, an ninh, trật tự, phòng cháy, chữa cháy. Quản lý dân cư theo quy định pháp luật.
Dự trù chi phí pháp lý xây dựng
Giấy phép xây dựng
Chi phí cố định để xin giấy phép xây dựng bao gồm lệ phí và chi phí 02 bộ bản vẽ thiết kế. Tại Bình Dương, chi phí xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ là 50.000 VND/giấy phép. Chi phí này sẽ được thanh toán ở khâu cuối cùng khi gia chủ nhận giấy phép xây dựng. Và hiện tại, một bộ bản vẽ thiết kế đầy đủ theo đúng quy định của Luật xây dựng sẽ dao động từ 3.000.000 VND đến 10.000.000 VND hoặc hơn, tuỳ theo quy mô và diện tích.
Trên thực tế, chi phí xin phép xây dựng có khả năng phát sinh nhiều hơn. Chưa kể đến việc hao tổn thời gian, công sức của gia chủ khi phải điều chỉnh và nộp lại nhiều lần theo yêu cầu của cơ quan pháp lý.
Cắm mốc xây dựng
Kinh phí cho công tác lập hồ sơ cắm mốc xây dựng theo quy hoạch và triển khai cắm mốc giới ngoài thực địa sẽ thay đổi tùy vào các trường hợp cụ thể. Theo quy định tại Thông tư 10/2016/TT-BXD.
Xin cấp sở hữu nhà ở
Các loại phí anh chị cần nộp:
- Lệ phí trước bạ. Số tiền phải nộp là 0,5% tính theo bảng giá tính lệ phí trước bạ. Do uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành và áp dụng tại địa phương.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Mức thu tùy từng điều kiện cụ thể của địa phương. Tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới. 50.000 đồng/giấy đối với cấp lại, cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
- Thuế thu nhập cá nhân. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là 2%. Tỉ lệ này được tính trên giá trị chuyển nhượng trong hợp đồng mà các bên đã thoả thuận.
Xin cấp điện – nước
Các khoản chi phí xin cấp điện bao gồm:
- Vật tư và nhân công để lắp đặt dây sau công tơ (trừ aptomat, cầu chì phía sau aptomat hoặc cầu chì bảo vệ công tơ).
- Thuế và các chi phí khác theo quy định của Nhà nước.
Chi phí lắp công tơ nước mới bao gồm:
- Cụm đồng hồ đo nước đối với trường hợp khách hàng lắp đặt mới.
- Khách hàng tách hộ sẽ do đơn vị cấp nước chịu chi phí. Trường hợp này áp dụng đối với các khách hàng nằm trong phạm vi cấp nước của công ty. Hoặc khu vực dự án đã đầu tư toàn bộ tuyến ống phân phối và dịch vụ.
Xin lắp đặt hệ thống nước thải
Tùy theo trường hợp cụ thể, chi phí xin lắp đặt hệ thống nước thải có thể thay đổi.
Xin cấp số nhà
Mức thu lệ phí cấp biển số nhà thực hiện theo nguyên tắc sau:
- Nếu cấp mới thì không quá 45.000 đồng/1 biển số nhà.
- Nếu cấp lại thì không quá 30.000 đồng/1 biển số nhà.
Nắm rõ chi phí pháp lý xây dựng đem lại lợi ích gì?
Xây dựng nhà là một dự án lớn, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Trong đó, chi phí pháp lý xây dựng là một khoản chi phí không thể bỏ qua. Việc nắm rõ chi phí pháp lý xây dựng đem lại nhiều lợi ích cho chủ đầu tư, cụ thể như sau:
Đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ
Chi phí pháp lý xây dựng bao gồm các khoản phí liên quan đến việc xin cấp phép xây dựng, thẩm định thiết kế, nghiệm thu công trình,… Việc nắm rõ các khoản phí này sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc chuẩn bị tài chính, tránh trường hợp thiếu hụt kinh phí trong quá trình thi công. Ngoài ra, việc nắm rõ các quy định pháp lý về xây dựng cũng giúp chủ đầu tư tránh những sai sót, vi phạm, dẫn đến việc bị đình chỉ thi công hoặc xử phạt hành chính.
Đảm bảo quyền và lợi ích cho chủ đầu tư
Pháp luật xây dựng quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan trong quá trình xây dựng. Việc nắm rõ các quy định này sẽ giúp chủ đầu tư bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước các bên liên quan, bao gồm nhà thầu, cơ quan quản lý nhà nước,…
Đảm bảo việc thực hiện quản lý xây dựng theo quy hoạch và các quy định của pháp luật
Chi phí pháp lý xây dựng được sử dụng để chi trả cho các hoạt động quản lý xây dựng, bao gồm việc thẩm định thiết kế, kiểm tra, giám sát thi công,… Việc thực hiện các hoạt động này sẽ giúp đảm bảo công trình được xây dựng đúng quy hoạch, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Làm căn cứ để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng
Các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền sẽ dựa trên các quy định pháp lý xây dựng để kiểm tra, giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng. Việc nắm rõ các quy định này sẽ giúp chủ đầu tư chủ động trong việc thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước, tránh bị xử phạt hành chính.
Lập hồ sơ hoàn công, đăng ký sở hữu, sử dụng công trình theo quy định của pháp luật
Sau khi công trình được xây dựng xong, chủ đầu tư cần lập hồ sơ hoàn công, đăng ký sở hữu, sử dụng công trình. Việc nắm rõ các quy định pháp lý về hoàn công, đăng ký sở hữu, sử dụng công trình sẽ giúp chủ đầu tư thực hiện các thủ tục này nhanh chóng, thuận lợi.
Việc xin giấy phép xây dựng Bình Dương thường mất thời gian, công sức. Ngoài ra còn khó tránh khỏi những phát sinh liên quan. Với mật độ công việc dày đặc, chủ đầu tư sẽ không thể bao quát hết các giai đoạn. Vì vậy, hiện nay đa số các chủ đầu tư chọn cách khoán cho các đơn vị thi công. Các đơn vị sẽ tự thực hiện các thủ tục xin phép xây dựng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian quý báu cho gia chủ.
Liên Kết Tiện Ích