Xây Nhà Kính Cường Lực: Những Ưu Điểm Bạn Không Thể Bỏ Qua Xây nhà kính cường lực đã không còn xa lạ với nhiều người. Được biết đến là vật liệu có độ bền cao, nhưng nhiều ưu điểm cũng như tính ứng dụng tuyệt vời của nó thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Đất Thủ khám phá ngay trong bài viết này.
Kính cường lực có gì nổi bật?
Kính cường lực thực chất là kính thường. Kính được đưa qua lò làm nóng đến ngưỡng 564 – 620 độ C rồi được làm lạnh đột ngột bằng hệ thống thổi khí. Sau quá trình tôi nhiệt sẽ cho ra đời “siêu kính” với độ bền gấp nhiều lần so ban đầu.

Ngoài chịu được áp lực cao, kính cường lực còn có khả năng chịu sốc nhiệt, cách âm tốt. Cũng như giúp lấy sáng cho không gian và tăng tính thẩm mỹ cho các hạng mục công trình.
Ưu điểm của kính cường lực
Tuy chất lượng, độ an toàn của kính cường lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng trong thực tế, việc nổ, vỡ kính thường ít khi xảy ra trong viêc xây nhà kính cường lực. Với các ưu điểm vượt trội, loại kính này vẫn là vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nhà kính cường lực.

1. Khả năng chịu áp lực cao
Quá trình tôi nhiệt đặc biệt nhằm tăng ứng suất bề mặt (tăng độ cứng) đã giúp kính cường lực chịu được các va đập mạnh. Như dùng búa để đập vẫn không vỡ.
2. Khả năng chịu sốc nhiệt tốt
Nếu kính thường chỉ có thể chống chịu mức biến đổi nhiệt dưới 50 độ C, thì với kính cường lực con số này lên đến 150 độ C. Dựa vào ưu điểm này, kính sẽ được dùng lắp kính xe ô tô, vách kính chung cư, cao ốc…
3. Khả năng cách âm tốt
Vốn là loại kính dày, lại được trải qua quá trình tôi nhiệt nên kính cường lực cách âm khá tốt. Tùy vào độ dày, tăng dần từ 8mm, 10mm, 12mm… mà khả năng cách âm cũng nâng lên tương ứng.
Các cửa kính cách âm thường được lắp không gian làm việc gần nơi có tiếng ồn như sân bay, khu gần đường cao tốc, khu nhà mặt tiền…
4. Lấy sáng tốt, có tính thẩm mỹ cao
Với đặc tính trong suốt, kính cường lực có thể được dùng để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, khai thác tốt không gian và tạo hiệu ứng mở rộng thị giác hiệu quả.
5. Đảm bảo tính an toàn
Như đã nói ở trên khả năng chịu lực cao nên trong quá trình sinh hoạt nếu xảy ra sự va đập thì sẽ không bị vỡ đảm bảo an toàn cho mọi người. Hơn thế nữa, nếu không may bị vỡ thì kính cường lực sẽ không vỡ thành những cạnh nhọn bén như những loại kinh an toàn.
6. Thời gian sử dụng lâu
Kính cường lực có độ bền rất cao, nó có tính chịu lực lớn gấp 4-5 lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Độ bền này do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại, lúc ấy khiến các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau mang đến thành liên kết vững chắc hơn tạo điều kiện cho kính chịu được dư chấn to và va đập mạnh. Chính vì điều này mà ngôi nhà của bạn sẽ đảm bảo thời gian sử dụng rất lâu.
Xem thêm:
Ứng dụng của kính cường lực
– Cửa kính cường lực
Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của kính cường lực. Với 2 loại phổ biến: cửa lùa và cửa mở.
- Cửa lùa trượt trên thanh ray phía trên, không ảnh hưởng tới mặt sàn. Thích hợp ở những nơi có vị trí chật hẹp và muốn tận dụng không gian.
- Cửa mở dùng bản lề âm sàn và hệ thống thủy lực để giữ, mở, đóng nhẹ nhàng và có độ bền cao.
– Vách ngăn/ lan can bằng kính cường lực

Vách kính là giải pháp phân chia không gian vô cùng tuyệt vời. Khi vừa đảm bảo công năng sử dụng của công trình, vừa cân bằng được yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế.
Vách kính phân chia khu vực, tạo lối đi trong văn phòng. Vách ngăn kính tạo không gian mở cho mặt tiền, tăng thêm sự sang trọng, đẳng cấp cho thiết kế.
– Cầu thang kính cường lực
Cầu thang kính cường lực sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với các vật liệu truyền thống khác như gỗ hay inox. Như mang lại sự hiện đại, tinh tế, sang trọng cho công trình. Dễ dàng vệ sinh lau chùi. Hạn chế được nấm mốc, mối mọt so với cầu thang gỗ.
– Sàn kính cường lực
Ứng dụng sàn kính cường lực trong nhà có không gian chật hẹp để tận dụng nguồn sáng. Đồng thời cũng tạo nên mảng thiết kế độc đáo, ấn tượng.
Các vị trí lắp sàn kính gợi ý:
- Thêm nét cá tính cho ngôi nhà hiện đại bằng việc lắp đặt tại khu vực hành lang, ban công.
- Lắp đặt ở khu vực trưng bày, trên sàn để khéo léo phô bày các tiểu cảnh trang trí bên dưới.
- Xây nhà kính cường lực mang lại không gian thông khoáng, tràng đầy ánh sáng tự nhiên.
– Mái kính lấy sáng/mái che giếng trời
Kính cường lực đang thay thế tốt cho các chất liệu làm mái thông thường như ngói, kim loại,… Khi vừa hỗ trợ lấy sáng hiệu quả, vừa tăng nét hiện đại, tinh tế cho công trình.
Ngoài ra, ứng dụng của kính trong trang trí nội thất cũng vô cùng đa dạng. Như ốp trang trí gian bếp, dùng làm kệ trang trí, tranh kính, gương, bể cá thủy sinh….
Xem thêm: 9 Loại Vật Liệu Xây Dựng Mới Bền Vững – Đẹp – Bảo Vệ Môi Trường
Nguyên nhân gây vỡ kính cường lực
Nổi tiếng về độ bền nhưng kính cường lực cũng không an toàn tuyệt đối như mọi người vẫn nghĩ. “Độ hoàn hảo” của kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
– Quá trình thi công sai sót
Quá trình tôi nhiệt kính làm các mạch liên kết nhỏ hợp lại thành một liên kết bền chặt. Việc cắt, mài, khoan kính thành phẩm cũng vì vậy mà khó khăn hơn. Các thao tác này vẫn có thể thực hiện được nhưng sẽ tích lũy nguy cơ gây nổ kính từ bên trong.
Do đó, đơn vị lắp đặt cần tiến hành đo đạc trực tiếp tại thực địa để có kích thước kính chính xác, dự phòng độ giãn nở của kính tránh việc gia công lại hoặc o ép kính vào khung. Đồng thời cần hạn chế những sai sót trong vận chuyển và thiếu chuẩn xác trong lắp các phụ kiện (bản lề, tay nắm, kẹp) để kính không “tự nhiên vỡ” sau thời gian dài sử dụng.
– Sử dụng không cẩn thận
Là loại kính “búa đập không vỡ” nhưng kính cường lực vẫn tồn tại những “điểm huyệt” nằm ở 4 góc mà người sử dụng cần lưu ý. Nên tránh những va đập mạnh với vật nhọn, đặc biệt là ở các góc để hạn chế sự mất cân bằng giãn nở của các phân tử kính gây tự nổ.
– Chất lượng kính không đảm bảo
Kính kém chất lượng hoặc lẫn tạp chất cũng là một trong những nguyên nhân gây vỡ kính. Kính có thể nhiễm các hạt nhôm sulfide trong khi được sản xuất bằng máy chế tạo kính. Điều này làm cấu trúc kính thay đổi theo thời gian và áp lực bên trong sẽ dần tăng lên. Nếu áp lực vượt ngưỡng chịu đựng của kính, kính vỡ tung là điều tất yếu.
– Độ dày kính không phù hợp
Độ dày mỏng của kính cũng quan trọng không kém. Không phải kính càng dày càng tốt, mà cần phù hợp với đặc tính công trình, tránh làm xệ khung cửa sau thời gian sử dụng. Ngược lại, nếu kính quá mỏng, đặc biệt khi lắp đặt tại càng cao ốc, nhà cao tầng có thể bị các yếu tố tự nhiên tác động gây vỡ.
Một vài gợi ý về độ dày kính phù hợp cho các hạng mục công trình:
- Khu vực mặt tiền hoặc vách ngăn đứng: nên dùng kính dày 12mm, 15mm, 19mm. Từ tầng 6 trở lên nên lắp kính 2 lớp được dán bằng lớp film để tăng độ an toàn.
- Công trình được làm bằng khung sắt (showroom, siêu thị…): nên dùng loại dày 19mm để chống rung, đảm bảo yên tĩnh và an ninh.
- Lan can ban công, lan can cầu thang: nên dùng kính từ 10 – 12mm để tạo sự vững chắc cho người dùng.
- Kính lắp trong phòng vệ sinh, giá kệ phòng tắm: đảm bảo công năng nhưng vẫn tạo được sự thanh thoát với độ dày kính 8mm.
Liên kết tiện ích
[Tổng: 0]
Xây nhà kính cường lực đã không còn xa lạ với nhiều người. Được biết đến là vật liệu có độ bền cao, nhưng nhiều ưu điểm cũng như tính ứng dụng tuyệt vời của nó thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Đất Thủ khám phá ngay trong bài viết này.
Kính cường lực có gì nổi bật?
Kính cường lực thực chất là kính thường. Kính được đưa qua lò làm nóng đến ngưỡng 564 – 620 độ C rồi được làm lạnh đột ngột bằng hệ thống thổi khí. Sau quá trình tôi nhiệt sẽ cho ra đời “siêu kính” với độ bền gấp nhiều lần so ban đầu.
Ngoài chịu được áp lực cao, kính cường lực còn có khả năng chịu sốc nhiệt, cách âm tốt. Cũng như giúp lấy sáng cho không gian và tăng tính thẩm mỹ cho các hạng mục công trình.
Ưu điểm của kính cường lực
Tuy chất lượng, độ an toàn của kính cường lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng trong thực tế, việc nổ, vỡ kính thường ít khi xảy ra trong viêc xây nhà kính cường lực. Với các ưu điểm vượt trội, loại kính này vẫn là vật liệu được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nhà kính cường lực.
1. Khả năng chịu áp lực cao
Quá trình tôi nhiệt đặc biệt nhằm tăng ứng suất bề mặt (tăng độ cứng) đã giúp kính cường lực chịu được các va đập mạnh. Như dùng búa để đập vẫn không vỡ.
2. Khả năng chịu sốc nhiệt tốt
Nếu kính thường chỉ có thể chống chịu mức biến đổi nhiệt dưới 50 độ C, thì với kính cường lực con số này lên đến 150 độ C. Dựa vào ưu điểm này, kính sẽ được dùng lắp kính xe ô tô, vách kính chung cư, cao ốc…
3. Khả năng cách âm tốt
Vốn là loại kính dày, lại được trải qua quá trình tôi nhiệt nên kính cường lực cách âm khá tốt. Tùy vào độ dày, tăng dần từ 8mm, 10mm, 12mm… mà khả năng cách âm cũng nâng lên tương ứng.
Các cửa kính cách âm thường được lắp không gian làm việc gần nơi có tiếng ồn như sân bay, khu gần đường cao tốc, khu nhà mặt tiền…
4. Lấy sáng tốt, có tính thẩm mỹ cao
Với đặc tính trong suốt, kính cường lực có thể được dùng để tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, khai thác tốt không gian và tạo hiệu ứng mở rộng thị giác hiệu quả.
5. Đảm bảo tính an toàn
Như đã nói ở trên khả năng chịu lực cao nên trong quá trình sinh hoạt nếu xảy ra sự va đập thì sẽ không bị vỡ đảm bảo an toàn cho mọi người. Hơn thế nữa, nếu không may bị vỡ thì kính cường lực sẽ không vỡ thành những cạnh nhọn bén như những loại kinh an toàn.
6. Thời gian sử dụng lâu
Kính cường lực có độ bền rất cao, nó có tính chịu lực lớn gấp 4-5 lần so với kính nổi thường cùng loại và cùng độ dày. Độ bền này do ứng suất lên bề mặt kính được ép lại, lúc ấy khiến các mạch liên kết cực nhỏ kết hợp với nhau mang đến thành liên kết vững chắc hơn tạo điều kiện cho kính chịu được dư chấn to và va đập mạnh. Chính vì điều này mà ngôi nhà của bạn sẽ đảm bảo thời gian sử dụng rất lâu.
Xem thêm:
Ứng dụng của kính cường lực
– Cửa kính cường lực
Đây là một trong những ứng dụng phổ biến nhất của kính cường lực. Với 2 loại phổ biến: cửa lùa và cửa mở.
- Cửa lùa trượt trên thanh ray phía trên, không ảnh hưởng tới mặt sàn. Thích hợp ở những nơi có vị trí chật hẹp và muốn tận dụng không gian.
- Cửa mở dùng bản lề âm sàn và hệ thống thủy lực để giữ, mở, đóng nhẹ nhàng và có độ bền cao.
– Vách ngăn/ lan can bằng kính cường lực
Vách kính là giải pháp phân chia không gian vô cùng tuyệt vời. Khi vừa đảm bảo công năng sử dụng của công trình, vừa cân bằng được yếu tố thẩm mỹ trong thiết kế.
Vách kính phân chia khu vực, tạo lối đi trong văn phòng. Vách ngăn kính tạo không gian mở cho mặt tiền, tăng thêm sự sang trọng, đẳng cấp cho thiết kế.
– Cầu thang kính cường lực
Cầu thang kính cường lực sở hữu nhiều ưu điểm hơn so với các vật liệu truyền thống khác như gỗ hay inox. Như mang lại sự hiện đại, tinh tế, sang trọng cho công trình. Dễ dàng vệ sinh lau chùi. Hạn chế được nấm mốc, mối mọt so với cầu thang gỗ.
– Sàn kính cường lực
Ứng dụng sàn kính cường lực trong nhà có không gian chật hẹp để tận dụng nguồn sáng. Đồng thời cũng tạo nên mảng thiết kế độc đáo, ấn tượng.
Các vị trí lắp sàn kính gợi ý:
- Thêm nét cá tính cho ngôi nhà hiện đại bằng việc lắp đặt tại khu vực hành lang, ban công.
- Lắp đặt ở khu vực trưng bày, trên sàn để khéo léo phô bày các tiểu cảnh trang trí bên dưới.
- Xây nhà kính cường lực mang lại không gian thông khoáng, tràng đầy ánh sáng tự nhiên.
– Mái kính lấy sáng/mái che giếng trời
Kính cường lực đang thay thế tốt cho các chất liệu làm mái thông thường như ngói, kim loại,… Khi vừa hỗ trợ lấy sáng hiệu quả, vừa tăng nét hiện đại, tinh tế cho công trình.
Ngoài ra, ứng dụng của kính trong trang trí nội thất cũng vô cùng đa dạng. Như ốp trang trí gian bếp, dùng làm kệ trang trí, tranh kính, gương, bể cá thủy sinh….
Xem thêm: 9 Loại Vật Liệu Xây Dựng Mới Bền Vững – Đẹp – Bảo Vệ Môi Trường
Nguyên nhân gây vỡ kính cường lực
Nổi tiếng về độ bền nhưng kính cường lực cũng không an toàn tuyệt đối như mọi người vẫn nghĩ. “Độ hoàn hảo” của kính phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
– Quá trình thi công sai sót
Quá trình tôi nhiệt kính làm các mạch liên kết nhỏ hợp lại thành một liên kết bền chặt. Việc cắt, mài, khoan kính thành phẩm cũng vì vậy mà khó khăn hơn. Các thao tác này vẫn có thể thực hiện được nhưng sẽ tích lũy nguy cơ gây nổ kính từ bên trong.
Do đó, đơn vị lắp đặt cần tiến hành đo đạc trực tiếp tại thực địa để có kích thước kính chính xác, dự phòng độ giãn nở của kính tránh việc gia công lại hoặc o ép kính vào khung. Đồng thời cần hạn chế những sai sót trong vận chuyển và thiếu chuẩn xác trong lắp các phụ kiện (bản lề, tay nắm, kẹp) để kính không “tự nhiên vỡ” sau thời gian dài sử dụng.
– Sử dụng không cẩn thận
Là loại kính “búa đập không vỡ” nhưng kính cường lực vẫn tồn tại những “điểm huyệt” nằm ở 4 góc mà người sử dụng cần lưu ý. Nên tránh những va đập mạnh với vật nhọn, đặc biệt là ở các góc để hạn chế sự mất cân bằng giãn nở của các phân tử kính gây tự nổ.
– Chất lượng kính không đảm bảo
Kính kém chất lượng hoặc lẫn tạp chất cũng là một trong những nguyên nhân gây vỡ kính. Kính có thể nhiễm các hạt nhôm sulfide trong khi được sản xuất bằng máy chế tạo kính. Điều này làm cấu trúc kính thay đổi theo thời gian và áp lực bên trong sẽ dần tăng lên. Nếu áp lực vượt ngưỡng chịu đựng của kính, kính vỡ tung là điều tất yếu.
– Độ dày kính không phù hợp
Độ dày mỏng của kính cũng quan trọng không kém. Không phải kính càng dày càng tốt, mà cần phù hợp với đặc tính công trình, tránh làm xệ khung cửa sau thời gian sử dụng. Ngược lại, nếu kính quá mỏng, đặc biệt khi lắp đặt tại càng cao ốc, nhà cao tầng có thể bị các yếu tố tự nhiên tác động gây vỡ.
Một vài gợi ý về độ dày kính phù hợp cho các hạng mục công trình:
- Khu vực mặt tiền hoặc vách ngăn đứng: nên dùng kính dày 12mm, 15mm, 19mm. Từ tầng 6 trở lên nên lắp kính 2 lớp được dán bằng lớp film để tăng độ an toàn.
- Công trình được làm bằng khung sắt (showroom, siêu thị…): nên dùng loại dày 19mm để chống rung, đảm bảo yên tĩnh và an ninh.
- Lan can ban công, lan can cầu thang: nên dùng kính từ 10 – 12mm để tạo sự vững chắc cho người dùng.
- Kính lắp trong phòng vệ sinh, giá kệ phòng tắm: đảm bảo công năng nhưng vẫn tạo được sự thanh thoát với độ dày kính 8mm.
Liên kết tiện ích