Các Loại Móng Nhà Phổ Biến Trong Xây Dựng
Móng nhà là một bộ phận quan trọng, nó chịu tải trọng toàn bộ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền. Vậy các loại móng nhà dân dụng phổ biến hiện nay là gì? Và làm sao để biết ngôi nhà của mình dùng loại móng nào?
Đất Thủ xin gửi đến anh chị gia chủ thông tin qua bài viết các loại móng nhà phổ biến trong xây dựng hiện nay.
Các loại móng nhà trong xây dựng ?
Dựa theo các tiêu chí khác nhau sẽ có nhiều cách phân loại móng khác nhau:
- Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê tông, bê tông cốt thép.
- Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng nông, có thể phân chia thành móng cứng, móng mềm; đối với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài cao, đài thấp.
- Theo công nghệ thi công móng: móng lắp ghép, móng đổ tại chỗ, móng bán lắp ghép.
- Hiện nay, đa số các đơn vị xây dựng dựa theo tiêu chí chiều sâu đặt móng, chia thành: móng nông và móng sâu.
* Giải phóng mặt bằng trước khi thi công
Móng nông
Móng nông là 1 trong các loại móng nhà khá phổ biến ở Việt Nam, thường được sử dụng cho các công trình có quy mô vừa và nhỏ. Móng nông tận dụng khả năng làm việc của các lớp đất phía trên cùng. Hay nói cách khác, khả năng ổn định về sức chịu tải và biến dạng của lớp đất này quyết định tới sự ổn định của công trình.
- Theo hình dạng Móng nông gồm các loại: móng đơn, móng kết hợp, móng băng, móng bè, móng hộp…
* Các loại móng nông thông dụng
- Theo đặc điểm làm việc của móng. Dựa theo đặc điểm làm việc của móng, gồm móng cứng, móng mềm.
* Đặc điểm cơ bản của móng mềm và móng cứng
Móng sâu
Móng sâu thường dùng là móng cọc, được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, đất yếu. Phân loại theo phương pháp thi công gồm có cọc khoan nhồi ( Cọc thi công ở công trường) và cọc đúc sẵn ( bao gồm cọc ép và cọc đóng).
* Móng cọc ép
* Móng cọc khoan nhồi
Đặc điểm các loại móng nhà dân dụng phổ biến hiện nay
– Đặc điểm của móng đơn
Móng đơn thường được làm dưới cột nhà, tháp nước, trụ điện, trụ cầu nhỏ… Móng có thể dưới cột gỗ, cột gạch đá hoặc bê tông cốt thép.
Móng đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp. Trong các loại móng nhà dân dụng thì móng đơn có chi phí xây dựng tiết kiệm nhất. Và đây là loại móng nhà thường dùng khi xây dựng nhà nhỏ lẻ.
* Móng đơn ngoài công trình thực tế
– Đặc điểm của móng kết hợp dưới hai cột
Móng kết hợp được cấu tạo dưới hai cột. Sử dụng khi móng đơn dưới cột có kích thước lớn, các móng có thể chồng lên nhau như các cột ở hàng lang hoặc những vị trí có lưới cột gần nhau. Tùy theo đặc điểm của tải trọng và khoảng cách giữa các cột, móng có thể chịu nén hoặc đồng thời chịu uốn.
– Đặc điểm của móng băng
Khi móng đơn dưới cột hoặc móng kết hợp có kích thước lớn, có thể sử dụng phương án móng băng. Móng băng thường được làm dưới tường nhà, dưới dãy cột (thường là từ ba cột trở lên), dưới tường chắn. Khi móng băng dưới dãy cột theo một phương không đảm bảo điều kiện biến dạng hoặc chưa đủ sức chịu tải thì làm móng băng theo hai phương, móng này còn gọi là móng băng giao thoa. Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không đều, tăng độ cứng của công trình đặc biệt là móng băng giao thoa. Các loại móng băng trong xây dựng nhà có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp.
* Móng băng ngoài công trình thực tế
– Đặc điểm và cấu tạo của móng bè
Là móng bê tông cốt thép đổ liền khối dưới toàn bộ công trình hoặc dưới đơn nguyên. Móng bè được được dùng ở những nơi nền đất yếu. Móng bè còn được sử dụng phổ biến ở những công trình xây dựng nhà cao tầng có kết cấu chịu lực cao. Nếu công trình xây dựng có tầng hầm, kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.
– Đặc điểm của móng cọc
Móng cọc là một trong các loại móng nhà được sử dụng khi nền đất dưới đáy móng quá yếu, không đủ sức tiếp thu tải trọng công trình. Lúc này cọc sẽ truyền tải trọng từ đáy móng xuống các lớp đất tốt hơn ở bên dưới. Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: khả năng chịu tải cao; tiết kiệm vật liệu xây dựng; giảm khối lượng thi công công tác đất, có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công…
* Thi công móng cọc ngoài công trình thực tế
Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng không phải trong trường hợp nào dùng móng cọc cũng mang lại hiệu quả tốt, mà ngược lại có khi ứng dụng không đúng chỗ có thể gây ra lãng phí và nguy hiểm đối với công trình (trường hợp lớp đất bên trên là tốt, khi đóng cọc sẽ phá vỡ kết cấu của lớp đất này và phát sinh biến dạng phụ cho lớp đất bên dưới; hoặc trường hợp lớp đất yếu có chiều dày lớn mà bên dưới không có lớp đất chịu lực tốt…)
Xem thêm: Đừng vội xây nhà nếu chưa trả lời 7 câu hỏi này
Bí quyết chọn móng nhà phù hợp với mỗi công trình?
Trong giai đoạn làm móng, một trong số các câu hỏi quý gia chủ thường hỏi Đất Thủ là “Tại sao lại chọn móng này?” “Sao móng nhà anh đào sâu vậy?”
Cốt yếu để trả lời cho hai câu hỏi trên có ba yếu tố quan trọng:
- Tải trọng công trình tác dụng xuống móng
- Điều kiện địa chất, thủy văn của khu vực xây dựng công trình
- Đặc điểm thời tiết, khí hậu của khu vực.
Từ ba yếu tố trên, tiếp tục với những kiến thức chuyên môn, quy trình kỹ thuật:
- Xác định cường độ tính toán của đất nền;
- Xác định kích thước sơ bộ của đế móng và kiểm tra điều kiện áp lực tại đáy móng;
- Kiểm tra điều kiện áp lực tại đỉnh lớp đất yếu;
- Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn thứ nhất;
- Tính toán nền móng theo trạng thái giới hạn thứ hai;
- Tính toán độ bền và cấu tạo móng;
Từ đó các Kỹ sư sẽ lựa chọn phương án thi công móng chính xác nhất cho từng công trình cụ thể.
Với công trình nhà ở dân dụng có diện tích sàn xây dựng >250m2 hoặc từ 3 tầng trở lên – theo Thông tư số 39/2009 TT-BXD cần khảo sát địa chất trước khi làm móng.
Xem thêm dịch vụ: Xây nhà trọn gói tại Bình Dương
Quy trình khảo sát địa chất móng nhà
Trong thực tế, với những công trình nhỏ hơn, số liệu cụ thể từ phòng thí nghiệm được thay bằng kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng. Nhà thầu sẽ dựa vào tải trọng công trình, xem xét nền đất ở khu vực đó tốt hay xấu và nhìn các công trình bên cạnh xem họ làm móng gì để cân nhắc lựa chọn móng phù hợp.
Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin sơ lược giúp quý gia chủ hiểu hơn về các loại móng nhà. Để có phương án thi công an toàn, phù hợp nhất bên cạnh việc tối ưu chi phí, quý anh chị có thể tham khảo những đơn vị thi công uy tín, giàu kinh nghiệm.
Đất Thủ là một trong những công ty thiết kế, xây dựng hàng đầu tại Bình Dương. Nếu anh chị đang băn khoăn không biết bắt đầu từ đâu trên hành trình xây dựng tổ ấm thân thương, hãy để chúng tôi hỗ trợ.